Khi điện thoại thông minh (smartphone) “lên ngôi” thì sự phát triển của app marketing cũng là một điều tất yếu. Minh chứng là ngày càng có nhiều ứng dụng di động ra đời mà ta có thể kể đến các ứng dụng như mạng xã hội, mua sắm online, ví điện tử cho đến các ứng dụng về sức khỏe…Và Mobile App được cho là “vũ khí chiến lược” trong thời đại marketing 4.0.
Dữ liệu từ Sensor Tower đã tiến hành phân tích những tác động lâu dài của đại dịch đối với thói quen của người dùng cũng như cách các thị trường toàn cầu sẽ phát triển trong 5 năm tới. Do đó, dự kiến chi tiêu của người dùng toàn cầu cho Mobile app sẽ đạt 270 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025, gần gấp 2,5 lần so với năm 2020.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa thiết kế app tốt và kém thường nằm ở chất lượng trải nghiệm người dùng. Thời gian tải nhanh, dễ sử dụng và sự hài lòng tổng thể của khách hàng trong quá trình tương tác phải là những phần không thể thiếu trong thiết kế app của bạn. Một thiết kế tuyệt vời được trình bày rõ ràng, sử dụng hiệu quả và đẹp mắt về mặt thẩm mỹ.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các đề xuất và lời khuyên thiết thực về cách làm thế nào để thiết kế một ứng dụng di động mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng của bạn.
Định nghĩa tổng quan về thiết kế app
Thiết kế app (ứng dụng di động) là cách lập trình, thiết kế, tạo dựng phần mềm và sử dụng các ngôn ngữ lập trình trên thiết bị di động để đáp ứng mục đích của doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu phát triển ứng dụng cho riêng mình. Các ứng dụng này thường được sử dụng trên các thiết bị di động chạy trên hệ điều hành Windows, Android, IOS,…
Kết hợp giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX). Mặc dù giao diện người dùng dựa trên phong cách tổng thể của ứng dụng (bao gồm màu sắc, phông chữ và giao diện chung), UX tập trung vào chức năng và khả năng sử dụng thực tế.
Một số lượng lớn người dùng từ bỏ ứng dụng sau khi sử dụng lần đầu tiên. Vì họ thường “kén chọn” ứng dụng hữu ích cho bản thân và nhanh chóng từ bỏ những ứng dụng không phù hợp, không hứng thú…Nên điều cần thiết để thiết kế app là đầu tư thời gian và công sức để tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Thiết kế càng đẹp, người dùng càng có cơ hội tương tác với nó và do đó tiếp tục sử dụng nó.
Những điều nên cân nhắc trước khi thiết kế app
Cũng giống như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ khác, ứng dụng cần được thiết kế, tổ chức và lập chiến lược để giải quyết các vấn đề của người dùng. Trước khi bạn bắt đầu thiết kế app, điều quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về người dùng của bạn.
Người dùng cần gì? Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho họ? Bạn sẽ mang lại giá trị gì cho họ? Ứng dụng của bạn thành công phụ thuộc vào việc trả lời được những câu hỏi này.
Thiết kế tuyệt vời không chỉ về tính thẩm mỹ tuyệt vời, nó cũng cần phù hợp với mong đợi của người dùng. Bạn cần đảm bảo những thông tin trong ứng dụng phù hợp với tinh thần của người dùng, các mẫu điều hướng hiển thị rõ ràng, tất cả các mục tiêu cảm ứng (chẳng hạn như các nút điều khiển trong ứng dụng) đều thân thiện với ngón tay. Và nội dung ứng dụng trông đẹp mắt trên thiết bị di động ở nhiều kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau.
Một thiết kế app tốt chứa đựng những yếu tố nào?
Tạo một ứng dụng có lưu ý đến giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng để nó vừa đẹp mắt, vừa hoạt động tốt là bản chất của thiết kế ứng dụng. Sự cân bằng này thường rất khó đạt được và hầu như không thể xây dựng một ứng dụng hoàn hảo nếu không có các chu kỳ lặp lại liên tục.
Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế nên coi bộ nguyên tắc thiết kế ứng dụng di động của riêng họ như một dự án liên tục phát triển. Điều cần thiết là tạo ra một chu trình xây dựng-đo lường-học hỏi hiệu quả, trong đó mọi quyết định thiết kế đều được đánh giá theo nhu cầu của người dùng và mục tiêu kinh doanh của bạn.
Bạn sẽ cần thử nghiệm giải pháp của mình với người dùng thực để xác định được phần nào trong thiết kế của bạn cần cải tiến. Vì lý do đó, bạn nên khuyến khích phản hồi của người dùng ở mọi cơ hội. Thường xuyên tiến hành các phiên kiểm tra khả năng sử dụng, phân tích kết quả và ưu tiên các thay đổi cần thiết tùy theo tác động của chúng đối với người dùng.
Để phù hợp với mong đợi của người dùng, điều quan trọng là phải hiểu những gì đang xảy ra trong thiết kế ứng dụng ngày nay. Nhận thức được các kỹ thuật thiết kế hiện đại và xu hướng thiết kế sản phẩm. Cụ thể hơn, hãy chú ý đến những yếu tố giúp nhóm sản phẩm tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời và đưa ra quyết định thiết kế hiệu quả.
Thiết kế app cần những ngôn ngữ lập trình nào?
Khi bắt đầu thiết kế app, trước tiên chúng ta cần xác định giao diện thiết bị có nhiệm vụ hướng dẫn người dùng. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phát triển giao diện cho thiết bị di động nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa trải nghiệm người dùng trên nền tảng được đề cập và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao diện.
Ngoài ra, việc lựa chọn hệ điều hành cũng vô cùng quan trọng. Vì đối với mỗi hệ điều hành của thiết bị di động, cần sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau. Cụ thể là hai hệ điều hành cơ bản nhất hiện nay là ISO và Android có thể đáp ứng tốt cho những yêu cầu, đòi hỏi thực tế của con người
1. Thiết kế app mobile hệ điều hành IOS
Hệ điều hành IOS sử dụng hai ngôn ngữ lập trình phổ biến là Swift và Objective-C. Chúng nhận sự hỗ trợ của Apple để thiết kế ứng dụng di động. Cụ thể:
- Swift là ngôn ngữ lập trình được ra mắt từ năm 2014, được sử dụng dưới dạng mã nguồn mở, tiếp cận hiệu quả và được ưa chuộng từ nhiều nhà phát triển mobile app. Hiện nay, ngôn ngữ Swift đã được Apple hỗ trợ các bản cập nhật tính năng mới, bổ sung thêm khá nhiều những tính năng hữu ích, giúp tìm kiếm lỗi lập trình hiệu quả…Nhờ đó mà việc sử dụng Swift đem tới khả năng hoàn thiện ứng dụng hiệu quả, đáp ứng tốt cho mục tiêu thiết kế app cho hệ điều hành iOS được tiến hành như ý muốn.
- Objective-C lại là nền tảng đầu tiên giúp thiết kế và phổ biến hơn trước khi Swift ra đời. Được coi là tiền đề cho những phát triển ban đầu cho hệ điều hành iOS. Đây là một ngôn ngữ phát triển cho OS X và iOS trong một thập kỷ rưỡi. Vì vậy nó đã ổn định và “trưởng thành”, có một số lượng rất lớn các phần code mẫu, các blog, và các hướng dẫn có sẵn.
Vì vậy, tuỳ thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Nhằm chuyển đổi những ý tưởng phức tạp thành giải pháp đơn giản để người dùng dễ dàng sử dụng hay nâng cấp ứng dụng của bạn.
2. Thiết kế app mobile hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động phát triển bởi Google. Hai ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng trong thiết kế app cho android là Java và Kotlin. Cụ thể:
- Java là ngôn ngữ lập trình đã quá quen thuộc với hầu hết các lập trình viên bởi nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Ưu điểm lớn nhất của java chính là trong việc viết app, các lập trình viên có thể thoải mái sáng tạo mà không có bất kỳ giới hạn nào khi thiết lập.
- Giống như Swift, Kotlin là một ngôn ngữ mã nguồn mở. Được ra đời nhằm khắc phục một số điểm hạn chế của java và tối ưu trong việc thiết kế app theo yêu cầu. Kotlin luôn được liên tục cải tiến và hỗ trợ các nhà phát triển trong việc triển khai ứng dụng một cách hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế và phát triển app
Để tạo nên một ứng dụng chất lượng cho người dùng, bạn không nên bỏ qua những yếu tố nên cân nhắc kỹ lưỡng dưới đây để giúp quá trình thiết kế diễn ra thuận lợi, đạt kết quả như ý.
1. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu
Trước khi thiết kế một ứng dụng bất kỳ, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường là điều tất yếu. Ngoài ra, nắm bắt được insight người dùng, khách hàng mục tiêu là chìa khóa cho sự phát triển của ứng dụng. Không chỉ vậy, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh còn giúp chúng ta có thể hạn chế được những sai lầm mà họ đã mắc phải.
Tạo ra ứng dụng di động có khả năng đáp ứng tốt cho những nhu cầu của người dùng, đối với đối tượng khách hàng cụ thể thì việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp quá trình lập trình được thuận lợi, nhanh chóng và tránh những vấn đề phát sinh dễ dàng hơn.
2. Xác định mục đích của Mobile app là gì?
Khi bắt đầu thực hiện một chiến lược cụ thể nào đó, chúng ta đều cần xác định mục đích của việc làm này là gì? Phát triển Mobile App cũng vậy, xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn quyết định những tính năng và thiết kế cho ứng dụng của mình. Đây là bước thực hiện sau khi bạn đã tìm ra chân dung khách hàng mục tiêu và vấn đề họ gặp phải là gì.
3. Vẽ user flow
User Flow là sơ đồ thể hiện toàn bộ quá trình hành động của khách hàng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trải nghiệm với ứng dụng của bạn. Từ sơ đồ này, bạn sẽ phân loại được nhóm người dùng. Do đó, khi thiết kế app hãy vẽ ra một bức tranh tổng thể với mọi tình huống có thể xảy ra đối với khách hàng của bạn. Mặt khác, đây là phương pháp để các nhà phát triển ứng dụng hiểu “ý đồ” của bạn và đưa ra giải pháp kỹ thuật phù hợp.
4. Thiết lập tính năng hiệu quả
Việc thiết lập danh sách các tính năng của một ứng dụng trước khi thiết kế là vô cùng cần thiết. Dựa vào danh sách đó mà bạn có thể xây dựng được sự khác biệt của ứng dụng giữa hàng trăm, hàng nghìn các app tương tự với đối thủ. Chú ý rằng, thân thiện với thiết bị di động, với dữ liệu di động tới mức tối đa là tính năng cần đảm bảo khi thiết kế app.
5. Kiểm tra ứng dụng trước khi ra mắt
Việc kiểm tra, vận hành (test) thử là yêu cầu bắt buộc trước khi “trình làng” ứng dụng ra thị trường. Sau khi chắc chắn rằng ứng dụng không gặp bất cứ lỗi nào khi sử dụng. Bạn có thể tiến hành chuyển sang giai đoạn chạy thử nghiệm, tức là có sự tham gia của những người dùng đã đăng ký. Từ đó, việc đánh giá chất lượng ứng dụng mới trở nên dễ dàng và đạt kết quả như ý.
Tóm lại
Smartphone đã cách mạng hóa cách chúng ta thanh toán, mua sắm hay tìm kiếm thông tin. Với các xu hướng phát triển Mobile App trên, ngành công nghiệp này còn tiếp tục phát triển với tốc độ “chóng mặt”. Để nổi bật trong thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt này, các doanh nghiệp phải tạo ra các giải pháp phù hợp với xu hướng của thời đại – đó chính là Mobile App.
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho mình trước khi bắt tay vào xây dựng, thiết kế app của riêng mình. Chúc các bạn thành công!